CEO 8x đời đầu: “Biến giỏi thành nghề, nỗ lực phải đi đôi với tầm nhìn!”

CEO 8x đời đầu: “Biến giỏi thành nghề, nỗ lực phải đi đôi với tầm nhìn!”
Ngày đăng: 07/09/2022

    Sinh năm 1985, ông Nguyễn Văn Ngon, nguyên Tổng giám đốc 3 Công ty lớn trong các lĩnh vực vận tải đường bộ, bất động sản và xây dựng là CÔNG TY VẬN TẢI LOGISTICS TRUNG TÍN, CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN PHƯƠNG NAM, CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ NAM PHƯƠNG, đã có những chia sẻ và lời khuyên vô cùng chân thành và thiết thực cho các bạn sẽ đang ôm hoài bão trên con đường hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.

     

                                                 CEO Nguyễn Văn Ngon

    1. Cơ duyên nào dẫn anh đến với ngành logistic?

    Điều này phải nói đến sở thích khám phá những xu hướng thời đại của tôi. Ngay từ những ngày còn “mài đũng quần” trên nhà trường, tôi đã luôn có thói quen tìm hiểu những thông tin mới lạ, và bản thân tôi cũng là người yêu thích những trải nghiệm thực. Chính vì vậy, tôi đã từng bước tiếp xúc, khám phá về những công việc chịu nhận sinh viên vào làm thêm, cứ như vậy, môi trường này cọ xát với môi trường kia, nghề này liên kết với nghề kia, và theo một cách tự nhiên, tôi nhận ra xu hướng logistics đang ngày càng phát triển và thiết yếu với hầu hết mọi ngành nghề, và với suy nghĩa đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi cứ thế mà dấn thân vào con đường Logistics đầy tiềm năng này.

    1. Theo ông, nguyên nhân nào giúp đơn vị Trung Tín Logistics có chỗ đứng vững mạnh ở thị trường logistics như hiện nay?

    Theo tôi, đó chính là ở sự ý thức của mỗi cá nhân, cùng sức mạnh của tập thể. Điều này được thể hiện ở việc mỗi cá nhân, mỗi nhân viên đều ý thức được công việc và trách nhiệm của mình, từ đó xây dựng nên một đội ngũ nhân viên không chỉ có chuyên môn cao, mà còn luôn có ý thức nâng cao khả năng nghiệp vụ để mang đến cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất.

    Mà muốn làm được điều này, thì việc đòi hỏi năng lực của người lãnh đạo là tất yếu. Không chỉ ở các kiến thức chuyên môn, có cái nhìn bao quát, mà chính bản thân người làm lãnh đạo cũng phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp cùng sự tín nhiệm của khách hàng lên hàng đầu, đồng thời cũng phải có cái tài về “hiểu lòng” nhân viên dưới cấp. Vì không phải ai cũng chịu cứng, và tất nhiên, cũng không phải ai cũng đều yêu thích người mềm mỏng.

    Tóm lại, một công ty cũng như một bộ máy, mỗi nhân viên đều phải có ý thức về công việc, trách nhiệm của mình thì bộ máy mới vận hành trơn tru và công ty mới ngày càng được cải thiện.

    1. Mọi lợi nhuận thu được từ công ty Nam Phương đều được đem quyên góp cho các hoạt động và công trình từ thiện, nguyên nhân nào khiến ông đưa ra quyết định này?

    Theo tôi, sản nghiệp là phần để lại cho đời, cho thế hệ đất nước hiện tại và tương lai, chứ không phải để xây “lâu đài” cho dòng họ. Chính vì vậy, nếu chỉ chăm chăm làm giàu, làm đẹp cho bản thân thôi thì thật là một suy nghĩ thiển cận. Mọi ngành nghề đều có mối liên hệ với nhau, phải cùng phát triển thì mới có thể nâng cao được nền kinh tế nước nhà và phát triển thế hệ trẻ tương lai.

    Mà điều cơ bản là người ta phải được an ổn những điều kiện cơ bản, là đủ ăn đủ mặc, có môi trường học tập thì mới có thể có không gian, có tiền đề để học hỏi và đi chuyên sâu vào những điều mới, những xu hướng mới. Bởi vậy, bản thân tôi chỉ đang góp chút sức mà mình có thể, để từng bước hỗ trợ nền kinh tế nước nhà, cùng đời sống của những người anh em của chúng ta thôi.

    1. Ông quan niệm thế nào về "thành công"?

    Với tôi, thành công là những điều mới lạ cần khám phá. Điều mới lạ đó có thể là niềm vui nhưng cũng có thể là nỗi buồn, là bước ngoặt đưa đến vinh quang hay con đường dẫn sang thất bại. Nhưng giá trị của nó là mang lại cho ta sự trải nghiệm và những bài học quý báu để tiếp tục vững bước và tận hưởng cuộc sống diệu kỳ này. Nếu chùn chân trước thử thách, sợ hãi điều mới lạ thì có nghĩa là bạn đã từ chối đi trên con đường mang tên “thành công”.

    1. Ông có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên hay những bạn trẻ đang có định hướng start-up?

    Bản thân tôi luôn quan niệm, việc học tại trường không phải để nắm tấm bằng trong tay, mà để lấy kiến thức điều hành một doanh nghiệp thực tế; còn việc làm không phải chỉ để kiếm tiền, không phải chỉ để “giỏi” theo yêu cầu công việc, mà còn là cơ hội để tiếp xúc, đào sâu và biến công việc này thành “nghề đời” trong sự nghiệp của bản thân.

    Chính vì vậy, nỗ lực thôi chưa đủ, mà mỗi bạn trẻ còn cần phải trau dồi sự nhạy bén và tầm nhìn, để vạch ra được hướng phát triển tương lai của ngành nghề và chính bản thân mình! Chúc các bạn trẻ dũng cảm, nhiệt huyết và ham học hỏi sẽ đều thành công trên con đường mình chọn nhé!

    Zalo
    Hotline