Chữ tâm gắn liền với chữ tầm ở thời đại ngày nay!

Chữ tâm gắn liền với chữ tầm ở thời đại ngày nay!
Ngày đăng: 11/09/2022

    Sống ở đời, có thể không có tiền, không có tài nhưng nhất định phải có tâm. Người không tiền sống nghèo khổ, người không tài sống vô dụng, nhưng người không tâm thì không có cuộc sống.

    Chữ tâm (心) là trái tim, lòng dạ và lương tâm của con người. Mọi hành động của chúng ta nếu đều xuất phát từ cái tâm, sự tâm thiện thì suy nghĩ và hành động sẽ theo đúng đạo lý, lẽ phải. Nếu tâm của chúng ta không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, gây ra tội lỗi.

    "Tâm gian dối thì cuộc sống bất an

    Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù

    Tâm đố kỵ thì sống mất vui

    Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá."

    Đức Phật có dạy rằng: "Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp". (Trích trong Kinh Đại bát Niết bàn). Ý Phật dạy có nghĩa là tất cả mọi người đều có bản tâm thanh tịnh, trong sáng tròn đầy và vắng lặng, tuy nhiên, vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối và tác động nên tâm đó luôn bị dao động, thành ra tâm trí thường bất an, điên đảo, tạo tội, tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.

    Quả vậy, mọi sự việc trên thế gian này dù tốt hay xấu, đúng hay sai, lành hay dữ, phải hay trái, có được hay không đều là do vọng tâm của con người biến hiện ra cả. Sự cảm thị của tâm sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân, không ai là giống ai cả, không phải lúc nào cũng giống nhau và không phải nơi nào cũng giống với nhau.

    Chính vì vậy, khi có tâm từ và từ bi, con người sẽ dễ cảm thông với người khác hơn, nhờ vậy mà có thể làm giảm nhẹ bớt tâm tức giận, tâm sân hận. Còn khi có tâm hỷ và tâm xả, con người sẽ giảm bớt được tâm ghen tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua và tâm cố chấp. Cho đến khi nào mà tư vô lượng tâm của bạn tròn đầy, vọng tâm tan biến thì tâm ý của bạn sẽ trở nên an nhiên tự tại hơn, từ đó chân tâm sẽ xuất hiện.

    Mặt khác, chữ Tâm còn là một phạm trù cơ bản trong đạo lý truyền thống của dân tộc. Tâm qua cách viết tượng hình được các cụ giảng là những giọt máu đỏ thắm trong trái tim nóng hổi. Nếu như não được coi là xuất phát điểm của trí tuệ (Trí) thì trái tim được coi là trung khu của tình cảm, tâm lý. 

    Chữ Tâm không phải là một khái niệm trừu tượng chỉ để tôn thờ, mà nó hiện diện ở tấm lòng tốt của mỗi người và được thể hiện ở hành động, ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, ở cách xử sự giàu lòng nhân ái, ở thái độ bất bình trước những thói hư, tật xấu, luôn đứng về phía chân lý.

    Khi xã hội hiện đại với nhiều thay đổi nhanh như ngày nay, các giá trị trong xã hội cũng bị tác động nhiều, có ít nhiều thay đổi. Nhiều giá trị trong xã hội lâu nay bị lung lay, đảo lộn nhưng giá trị của tâm và tầm vẫn còn đó như là mục tiêu phấn đấu của mỗi người, như là đích đến để hoàn thiện bản thân hơn. 

    Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Ngon - một người con của Phật, đồng thời cũng là CEO của 3 công ty lớn thuộc các lĩnh vực logistics, bất động sản và xây dựng - khi nhìn vào thực trạng xã hội hiện nay, ông luôn tin rằng, một người thành công ở thời đại này, phải là người có đủ cả tâm và tầm. Điều này có thể lý giải là: một người có tâm và tầm là người có năng lực chuyên môn giỏi, có đủ phẩm chất đạo đức và tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng ảnh hưởng tới người khác - Đó chính là người có khả năng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và tầm nhìn chiến lược cho tương lai!

    Có lẽ với chính con đường hướng tâm đúng đắn này, mà con đường phát triển chữ “tầm” của những công ty do ông quản lý mới càng vững chắc và gắn liền với những hoạt động từ thiện vì cộng đồng như vậy. Ông luôn nhắn nhủ với những bạn trẻ có hoài bão và muốn bắt đầu con đường tạo thương hiệu riêng cho mình rằng: công việc kinh doanh gắn liền với cuộc sống hàng ngày, vì vậy người kinh doanh gieo nhân tốt thì sẽ tự tạo phước lành cho mình, xây dựng thương hiệu bằng các giá trị sản phẩm tốt, đem lại chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chính chất lượng sản phẩm giữ khách hàng trung thành, bền lâu còn sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn doanh nghiệp phá sản.

    Quả đúng như vậy,.ngoài việc rèn luyện và phát triển thêm tri thức, con người còn phải rèn luyện và tu dưỡng về giá trị đạo đức, giá trị đó đem lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Đủ tâm và đủ tài con người mới có thể đạt nhiều giá trị sống to lớn, để lại cho cuộc sống của mỗi chúng ta nhiều giá trị, tinh hoa và phẩm chất đạo đức của mỗi con người.

    Hy vọng với những chia sẻ chân tình về chữ “Tâm” trong cuộc sống nói chung và trong thị trường kinh doanh nói riêng của ông Ngon, quý bạn đọc sẽ phần nào hiểu được “ Thiện căn ở tại lòng ta; Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” và sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn trên con đường phát triển và hoàn thiện bản thân!

    Zalo
    Hotline